Nói về dâu tằm thì chắc hẳn ai cũng biết đến Trung Quốc, vì
đây là đất nước có nghề trồng dâu nuôi tằm sớm nhất trên thế giới, sau đó dâu tằm
mới được phát triển và lan rộng đến các vùng khác trên thế giới.
Do đó, hôm nay Lofficiel sẽ cùng các bạn tìm hiểu về Lịch sử ngành dâu tằm là nguồn gốc của dâu tằm nhé!
- Trong lịch sử cách đây khoảng 4-5 nghìn năm người Trung Quốc đã biết nuôi tằm và thuần hoá giống tằm, cuốn Biên niên sử đã đề cập tới dâu tằm vào triều vua Châu Vương (2200 trước Công nguyên).
Lịch sử ngành dâu tằm - 1 |
Do đó, hôm nay Lofficiel sẽ cùng các bạn tìm hiểu về Lịch sử ngành dâu tằm là nguồn gốc của dâu tằm nhé!
- Trong lịch sử cách đây khoảng 4-5 nghìn năm người Trung Quốc đã biết nuôi tằm và thuần hoá giống tằm, cuốn Biên niên sử đã đề cập tới dâu tằm vào triều vua Châu Vương (2200 trước Công nguyên).
Còn tơ lụa thời đó thì thường được dành riêng cho vua chúa
và hàng quí tộc, nó thể hiện sự thuần phục của dân đối với vua. Những gì liên quan đến bí mật của
ngành dâu tằm tơ được người Trung Quốc giữ kín rất lâu.
Nhưng khoản gần 1000 năm sau thì ngành nghề này mới được để
lộ và lan truyền sang các nước lân cận bằng Con đường tơ lụa.
Cũng được ghi chép ở một số tài liệu khác thì họ đã cho rằng
nghề dâu tằm được lan truyền sang Triều Tiên vào khoảng năm 1200 trước Công
nguyên. Tiếp sau đó là người Nhật Bản thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên và Ấn Độ
giữa thế kỷ 2 trước Công nguyên.
Các nhà lịch sử phương Tây đã cho rằng cây dâu được trồng
phát triển ở Ấn Độ thông qua Tây Tạng vào khoảng năm 1400 trước Công nguyên và
nghề trồng dâu, nuôi tằm bắt đầu ở vùng châu thổ sông Hằng. Các nhà lịch sử
Ấn Độ đã cho biết rằng nơi nuôi tằm đầu tiên ở đây là thuộc vùng núi Hymalaya. Khi người Anh đến
Ấn Độ, do buôn bán tơ lụa mà nghề dâu tằm được phát triển và lan rộng sang vùng
khác như Mysore, Jamu, Kashmir.
Ả Rập do nhập trứng tằm và hạt dâu từ Ấn Độ nên cũng là một
trong những nơi sớm có nghề dâu tằm.
Cho đến thế kỷ 4 thì nghề dâu tằm được thiết lập ở Ấn Độ như
là trung tâm của châu Á và tơ lụa được xuất khẩu tới Roma (Ý). Thế nhưng cho đến thế kỷ 6 người Roma đã học
được kỹ nghệ sản xuất tơ và tơ đã được sản xuất ở châu Âu, người Roma đã hoàn
toàn chiếm lĩnh trong lĩnh vực sản xuất này. Từ Ý, dâu tằm được phát triển tới
Hy Lạp, Áo và Pháp.
Ở Áo, dâu tằm được phát triển mạnh vào thế kỷ 9-11, ở Pháp
trồng dâu nuôi tằm được bắt đầu từ năm 1340.
Đối với ngành dâu tằm của nước Pháp đã chính thức được thành
lập vào cuối thế kỷ 17 và phát triển tới giữa thế kỷ 18. Trong thế kỷ 19, dâu tằm
Pháp bị dịch tằm gai (Nosema) và bệnh đã lan truyền sang châu Âu và Trung Đông.
Chính vì vậy mà ngành dâu tằm đã bị khủng hoảng lớn do bệnh dịch này gây ra. Đến
năm 1870 Louis Pasteur đã phát hiện ra bào tử gai là nguyên nhân gây bệnh và
ông đã đưa ra cách loại trừ bệnh dịch này, do vậy mà ngành dâu tằm đã thoát khỏi
khủng hoảng và nay được tiếp tục được mở rộng phát triển. Chính vì lợi ích kinh
tế đem lại nên ngành dâu tằm tơ được nhiều nước quan tâm.
Hãy luôn đồng hành với Lofficiel để có thể cập nhật thêm nhiều chi tiết về xu hướng thời trang mới nhất!
Bạn có thể xem thêm thông tin chi tiết tại: Tại Đây!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét